Tắm đêm thường được khuyến cáo rằng sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ. Vậy liệu rằng tắm đêm bằng nước nóng có bị đột quỵ không? Thay thế nước lạnh bằng nước ấm khi tắm có hạn chế được tác hại của việc tắm khuya không? Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng ta hãy cùng tham khảo nội dung được cung cấp trong bài viết dưới đây.
Tắm đêm – Thói quen xấu “ăn mòn” sức khỏe
Có thể nói rằng, thói quen tắm đêm nhiều người rất dễ mắc phải, nhưng ít ai ngờ rằng việc này lại vô tình gây “ăn mòn” cơ thể của bản thân. Thói quen tắm đêm có thể xuất phát từ sở thích hoặc tính chất công việc, nhưng chung quy đều dẫn đến kết quả không tốt cho sức khỏe. Thời điểm ban đêm là lúc nhiệt độ và lượng không khí giảm nhiều.
Vì vậy, khi tắm ở thời điểm này, cơ thể sẽ dễ bị nhiễm lạnh, đau nhức xương khớp, thiếu oxy lên não và tim làm bệnh nền tim mạch, cao huyết áp, xơ vữa động mạch,… diễn biến nặng, dẫn đến đột quỵ.
Tắm đêm có bị đột quỵ không? Tuy rằng chưa có nhận định chính xác rằng tắm khuya gây đột quỵ, nhưng việc tắm khuya sẽ là tiền đề dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho nhiều bệnh nền.
Kết quả cuối cùng là cơ thể bị đột quỵ. Vì thế, tắm càng khuya sẽ càng gây hại cho sức khỏe. Dấu hiệu của đột quỵ thường đến nhanh và đi nhanh, rất khó nhận biết.
Để bảo vệ cơ thể của mình, bạn nên tránh tắm khuya, nhất là sau 22 giờ tối. Trong trường hợp phải tắm khuya do công việc bận rộn, bạn nên tắm đúng cách giảm bớt tối đa tác hại đến sức khỏe.
Tắm đêm bằng nước nóng có bị đột quỵ không?
Đây là một trong những thắc mắc chung của nhiều người khi thường xuyên phải tắm đêm. Vậy khi tắm đêm bằng nước nóng có bị đột quỵ không? Thay nước lạnh bằng nước nóng có giảm nguy cơ đột tử khi tắm khuya?
Theo như các chuyên gia sức khỏe, để tránh chênh lệch nhiệt độ cao quá 5oC giữa cơ thể và môi trường, bạn nên tránh tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh. Vậy nên, nếu muốn giảm tác hại của tắm khuya, bạn nên pha nước ấm khi tắm.
Nước quá nóng sẽ làm nở lỗ chân lông, dễ nhiễm lạnh, làm giãn huyết quản gây áp lực cho cơ tim. Ngược lại, nước quá lạnh sẽ làm cơ thể không chịu được nhiệt độ thay đổi đột ngột, mạch máu co rút mạnh, lưu lượng máu dẫn đến tim và não bị cản trở. Điều này rất dễ khiến các mao mạch bị vỡ dẫn đến đột quỵ. Vì vậy, bạn có thể pha nước lạnh với nước nóng đến nhiệt độ phù hợp từ 25oC đến 29oC khi tắm.
Cách phòng ngừa rủi ro khi tắm ban đêm
Nếu như có những ngày bắt buộc phải tắm khuya, tắm trễ sau 22 giờ, thì bạn nên áp dụng các phương pháp sau để phòng ngừa rủi ro cho cơ thể từ thói quen này:
- Tắm nước ấm trong không gian phòng kín, tránh gió lùa. Sau khi tắm xong, cần lau người thật khô ráo và bận quần áo ngay để giữ ấm cơ thể trước khi ra khỏi phòng tắm. Trước khi tắm bạn có thể làm ấm cơ thể bằng cách dùng tay hoặc khăn chà nhẹ lên da từ 3 phút đến 5 phút.
- Không nên sử dụng vòi sen xối trực tiếp lên đầu khi vừa bước vào phòng tắm. Hành động này sẽ khiến nhiệt độ cơ thể thay đổi bất ngờ, các mạch máu co rút đột ngột làm bạn bị choáng váng, đau đầu, viêm hô hấp, cảm lạnh,… Việc dội nước trực tiếp lên đầu cũng dẫn đến việc trụy tim và đột quỵ đối với những người có tiền sử cao huyết áp, bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch,…
- Bạn nên làm ướt người từ dưới lên trên để cơ thể kịp thời thích ứng với nhiệt độ. Khi tắm đêm, hạn chế thời gian tắm quá lâu hoặc ngâm bồn quá 15 phút sẽ dễ khiến bạn nhiễm lạnh, tụt huyết áp, ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Khi phải gội đầu vào buổi tối, bạn nên hong khô tóc bằng máy sấy trước khi ngủ. Không nên tránh ngồi máy lạnh, quạt gió thổi trực tiếp để hạn chế hơi lạnh từ các thiết bị này ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn nên chuyển máy lạnh sang chế độ thổi gió hoặc chế độ ngủ ban đêm sau khi tắm khuya.
- Tuyệt đối không được tắm sau khi đã uống rượu bia. Việc này có thể khiến lượng đường bị hao hụt đột ngột, làm cho huyết quản bị co vào dẫn đến cảm lạnh. Tệ hơn, thói quen này còn dễ khiến mạch máu bị vỡ, huyết áp tăng cao đi đến đột quỵ.
Trên đây là những thông tin hữu ích về thói quen tắm khuya. Hy vọng rằng qua các nội dung này, bạn đã biết được “Tắm đến bằng nước nóng có bị đột quỵ không?”, đồng thời tích lũy thêm nhiều kiến thức y khoa cho bản thân.
Hãy thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh và khoa học sớm để giữ gìn sức khỏe tốt, bảo vệ tính mạng bản thân và gia đình trước mối hiểm họa mang tên “đột quỵ”.