Những đối tượng không nên tắm nước nóng để bảo vệ sức khỏe

Những đối tượng không nên tắm nước nóng để bảo vệ sức khỏe

Tắm nước nóng có nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ thúc đẩy tuần hoàn máu đến cải thiện giấc ngủ và giảm căng thẳng, nhưng ngâm mình trong nước quá nóng hoặc quá lâu thường có hại và có thể gây nguy hiểm.

Ngoài ra, còn có một số đối tượng không nên tắm nước nóng để tránh gây hại cho sức khỏe. Trước khi tìm ra lời giải của vấn đề thì sau đây là một số lợi ích mà việc tắm nước nóng mang lại cho cơ thể mà chúng ta nên biết.

Một số lợi ích khi tắm nước nóng

Tắm là nhu cầu thiết yếu hằng ngày của mỗi người, việc tắm bằng nước ấm, nước lạnh hay nước nóng cũng tùy thuộc vào nhu cầu và thời điểm riêng. Tuy nhiên, việc tắm bằng nước nóng có thể đem lại một số lợi ích về mặt sức khỏe mà ít có ai biết được.

Tác dụng của tắm nước nóng mang lại cho sức khỏe

Sau đây là một số tác dụng của tắm nước nóng mang lại cho sức khỏe:

  • Thư giãn cơ bắp: Nước nóng làm giãn mạch máu để tiếp nhận nhiều oxy hơn, giúp thư giãn cơ bắp. Nó cũng có thể giúp giảm đau nhức và mệt mỏi cơ do các hoạt động thể chất.
  • Tăng cường tuần hoàn máu: Tắm nước nóng làm tăng lưu lượng máu đến các tế bào và mô bằng cách làm giãn mạch máu, giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể và thúc đẩy tuần hoàn máu.
  • Thư giãn, giảm căng thẳng: Khi tắm nước nóng kết hợp liệu pháp mùi hương bằng các loại tinh dầu như hoa oải hương và khuynh diệp sẽ thúc đẩy sự thư giãn và làm cơ thể giảm sự căng thẳng.
  • Cải thiện giấc ngủ: Các nhà khoa học cho biết, tắm nước nóng trước khi đi ngủ 90 phút sẽ làm ấm da, giảm căng thẳng trong cơ thể, cải thiện lưu lượng máu lên não và hỗ trợ chất lượng giấc ngủ sâu hơn.
  • Làm mềm da: Nước nóng có nhiều lợi ích cho làn da đặc biệt là da khô, vì nhiệt độ của nước có thể làm mềm và giữ ẩm cho da, làm da dễ chịu hơn. Ngoài ra, tắm nước nóng có thể giúp giảm mẩn đỏ trên da, đặc biệt ở những người mắc các bệnh về da như bệnh chàm, vẩy nến,…
  • Giảm lượng đường trong máu: Nghiên cứu cho thấy rằng việc tiếp xúc thường xuyên với nhiệt độ trong bồn nước nóng, phòng xông hơi có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Điều này là do nước nóng làm tăng lưu thông máu, vận chuyển nhiều glucose đến cơ và mô và làm giảm lượng đường trong máu.
  • Phòng ngừa cảm lạnh và sốt: Cảm lạnh và sốt là bệnh thường gặp khi giao mùa và trong những tháng mùa đông lạnh giá. Ngâm mình trong nước nóng có thể làm dịu cơn đau đầu và giảm triệu chứng nghẹt mũi ngay lập tức.
  • Giảm triệu chứng đau đầu: Nước nóng làm giãn nở các mạch máu bị co thắt gần não giúp giảm áp lực và giảm đau đầu.
Những đối tượng không nên tắm nước nóng để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe 1
Tắm nước nóng giúp cải thiện giấc ngủ tốt hơn

Ngoài ra, tắm nước nóng ở nhiệt độ phù hợp với cơ thể còn có thể giúp cải thiện sức khỏe cơ khớp, cải thiện sức khỏe não bộ,…

Một số rủi ro khi tắm nước nóng mà chúng ta nên biết

Mặc dù, tắm nước nóng có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên, nếu chúng ta lạm dụng tắm nước nóng thì cũng mang lại nhiều rủi ro như sau:

  • Làm trầm trọng thêm một số tình trạng da: Nước nóng làm tổn thương lớp biểu bì khiến da bị khô, làm tế bào không thể giữ nước. Ngoài ra, tắm trong nước quá nóng có thể làm cho một số tình trạng da trở nên tồi tệ hơn, vì nhiệt độ quá cao có thể làm khô da và khiến các tình trạng như bệnh chàm dễ xảy ra hơn. Điều này cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, dị ứng và các loại viêm da khác.
  • Tăng nguy cơ bị mụn trứng cá: Nước nóng còn tạo điều kiện cho mụn phát triển. Điều này là do nước nóng sẽ loại bỏ lớp dầu tự nhiên và vi khuẩn lành mạnh trên da dẫn đến da khô và tăng tiết bã nhờn. Đây là lý do tại sao nước nóng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mụn trứng cá hiện có hoặc gây ra mụn trứng cá.
  • Gây ngứa da: Nhiệt độ cao có thể khiến tế bào mast (chứa histamine) tiết ra các chất trong da có thể gây ngứa.
  • Tăng huyết áp: Nếu bạn bị huyết áp cao hoặc mắc bệnh tim mạch, việc ngâm mình trong nước quá nóng có thể khiến các tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.

Chính vì những rủi ro mà tắm nước nóng đem lại nên có một số đối tượng không nên tắm nước nóng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những đối tượng không nên tắm nước nóng để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe 2
Tắm nước nóng có thể gây ra mụn trứng cá 

Những ai không nên tắm nước nóng?

Sau đây là những đối tượng không nên tắm nước nóng:

  • Nam giới: Nước nóng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản do làm hỏng tinh trùng. Khi một người đàn ông tắm nước lạnh, số lượng tinh trùng của anh ta sẽ tăng cao hơn.
  • Người có tiền sử bệnh tim mạch: Một nghiên cứu cho thấy tắm nước nóng khi thời tiết cực lạnh có thể làm tăng nguy cơ ngừng tim. Ngoài ra, nước nóng làm mạch máu giãn ra, có thể gây ra những thay đổi nhanh chóng về huyết áp. Điều này có nghĩa là tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu và nó có thể gây hại cho những người mắc bệnh tim mạch.
  • Người đang gặp vấn đề về da: Nước nóng làm mất đi độ ẩm của da, khiến da khô, bong tróc, nứt nẻ và hư tổn.
  • Người uống rượu, bia đã say xỉn: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tắm nước lạnh giúp tăng cường khả năng miễn dịch, nhưng nước nóng có thể gây nguy hiểm, đặc biệt đối với những người đã uống rượu bia hoặc bị say vì nước nóng có thể làm thay đổi huyết áp và nhịp tim.
  • Người hen suyễn: Một số người cảm thấy khó thở khi tắm nước nóng. Điều này là do huyết áp bị thay đổi.

Ngoài ra, do sự thay đổi của hệ tuần hoàn, một số người còn cảm thấy buồn nôn khi tắm nước nóng. Vì vậy, không nên tắm sau khi ăn vì có thể gây nôn. Các chuyên gia khuyên rằng, chỉ nên tắm trong thời gian ngắn (5-10 phút) bằng nước không quá nóng và chỉ tắm bằng nước ấm có nhiệt độ từ 27 đến 40 độ C là tốt nhất.

Những đối tượng không nên tắm nước nóng để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe 3
Nam giới hoặc người mắc bệnh về tim mạch là đối tượng không nên tắm nước nóng

Tắm nước nóng có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp cơ thể thư giãn, giảm đau và cải thiện giấc ngủ,… Tuy nhiên, phương pháp này cũng cần hướng tới những mục tiêu cụ thể để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Vì vậy, đối với những đối tượng không nên tắm nước nóng nên đặc biệt lưu ý.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *