Mùa hè với khí trời oi ả thường khiến cơ thể nhờn rít với mồ hôi, bụi bặm bám vào. Một số mẹ bầu ưa sạch sẽ đồng thời muốn cơ thể được mát mẻ đã chọn cách tắm nước lạnh. Tuy nhiên, các mẹ nên cẩn thận với biện pháp này vì cơ thể khi mang thai của hội chị em khá nhạy cảm, trong khi đó việc tắm nước lạnh có thể thay đổi nền nhiệt một cách đột ngột.
Bà bầu tắm nước lạnh vào mùa hè có sao không?
Nhiều người thường có thói quen tắm nước lạnh trong thời tiết nóng vào mùa hè để làm mát cơ thể, tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai thì đây là một điều tuyệt đối cấm kỵ. Nhiệt độ cơ thể của mọi người thường sẽ tăng cao hơn vào những ngày hè oi bức. Thêm vào đó, thân nhiệt của phụ nữ mang thai đã cao hơn người bình thường thì ngày hè lại càng tăng lên nhiều hơn là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, nếu bà bầu tắm nước lạnh mùa hè có thể dẫn đến bị cảm lạnh đột ngột. Cảm lạnh đột ngột sẽ dẫn đến một loạt các phản ứng tiêu cực, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé chẳng hạn như nhịp tim tăng nhanh, cao huyết áp, suy nhược cơ bắp khẩn cấp.
Trong trường hợp bị cảm lạnh đột ngột, các mạch máu trong cơ thể mẹ bầu có thể bất ngờ co lại, gây cản trở lưu thông máu để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi.
Việc mẹ bầu tắm nước lạnh vào mùa hè là điều không nên. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, khuôn mặt là bộ phận mà bạn vẫn có thể làm sạch bằng nước lạnh.
Nước lạnh sẽ kích thích sự lưu thông của các cơ mặt, loại bỏ bụi bẩn bên trong lỗ chân lông và giúp da trở nên sạch sẽ, mát mẻ và không gây bóng nhờn. Nếu bạn rửa mặt bằng nước lạnh, làn da của bạn sẽ trở nên sáng hơn và đàn hồi hơn.
Lưu ý khi bà bầu tắm vào mùa hè
Chú ý nhiệt độ nước tắm
Việc bà bầu có nên tắm nước lạnh vào mùa hè hay không cũng phụ thuộc một phần vào nhiệt độ nước tắm. Phụ nữ mang thai nên tắm nước có mức nhiệt vừa phải. Vì vậy, để đảm bảo thì mẹ bầu có thể dùng khuỷu tay để kiểm tra nhiệt độ nước. Nhiệt độ nước tắm phù hợp với mẹ bầu thường duy trì ở mức 35 – 37 độ là phù hợp.
Cẩn thận khi gội đầu
Các mẹ bầu được bác sĩ khuyên không nên cúi người xuống hoặc đứng quá lâu để gội đầu. Hành động cúi xuống hoặc đứng lâu này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tử cung dưới khi mẹ bầu ngồi xuống. Nếu có thể, hãy đi spa chuyên cho thai phụ để gội đầu hoặc nhờ người thân gội đầu khi mang thai.
Lưu ý thời gian tắm
Khi thời tiết oi bức, nhiệt độ mùa hè tăng cao, các mẹ bầu thường thích tắm vì lúc này cơ thể có thể được thư giãn và thoải mái, loại bỏ mệt mỏi và mát mẻ. Tuy nhiên, khu vực phòng tắm chật hẹp và nhiệt độ nước có thể khiến các mao mạch mở rộng, lượng máu cho não không đủ và có thể ảnh hưởng nhẹ đến thai nhi. Do vậy, dù thoải mái nhưng mẹ bầu nên tắm càng nhanh càng tốt. Mẹ bầu chỉ nên tắm trong vòng 10 đến 15 phút là tốt nhất.
Mẹ bầu nên hạn chế tắm bồn
Các bác sĩ khuyên rằng bà bầu không nên hoặc hạn chế tắm bồn trong thai kỳ. Nguyên nhân là do khi ngâm mình trong bồn tắm quá lâu, các vi khuẩn, virus gây bệnh rất dễ xâm nhập vào âm đạo, gây viêm nhiễm, làm suy yếu thai nhi và có thể dẫn đến nguy cơ sinh non. Thêm nữa khi tắm, mẹ bầu có thể massage da nhẹ nhàng để cơ thể được thư giãn, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi khi mang thai.
Không tắm ngay sau khi ăn no
Các mẹ bầu nên nhớ không được tắm ngay sau khi ăn no. Nếu thai phụ tắm ngay sau khi ăn no sẽ khiến các mạch máu trong cơ thể giãn ra, máu dồn dập và lưu thông máu trong khoang bụng sẽ không đủ để giữ cho hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt và từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn.
Nghiêm trọng hơn, các triệu chứng trên có thể làm mẹ bầu bị hạ đường huyết đột ngột! Mặc dù có thể bạn sẽ cảm thấy rất nóng sau mỗi bữa ăn, tuy nhiên hãy ngồi thư giãn hoặc nghỉ ngơi, bổ sung các loại thực phẩm giải nhiệt để giải nhiệt mùa lúc rồi mới đi tắm!
Không tắm khi huyết áp thấp
Khi cơ thể trở nên mệt mỏi, huyết áp thấp, thai phụ tắm lúc này sẽ càng dễ làm cho lượng máu lưu thông đến thai nhi bị ngăn cản. Tốt nhất là mẹ bầu nên hạn chế tắm khi bị huyết áp thấp.
Trên đây là một số lưu ý cho mẹ bầu khi muốn tắm vào mùa hè. Có thể thấy rằng việc bà bầu tắm nước lạnh mùa hè là không nên và việc tắm rửa của mẹ bầu cũng phải lưu ý nhiều thứ. Hi vọng với những thông tin hữu ích trên, các mẹ đã có thêm kiến thức để tắm đúng phương pháp và đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.